

Nhiều người vẫn chưa biết đến 10 vị trí để điện thoại gây nguy hiểm khá cao cho thiết bị lẫn người dùng.
Nội dung bài viết
- 1. Túi quần sau là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm
- 2. Bỏ điện thoại trong đồ lót
- 3. Để điện thoại quá gần người
- 4. WC là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm cho sức khoẻ
- 5. Sử dụng smartphone trong điều kiện thời tiết cực đoan
- 6. Đặt trong nôi của em bé là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm
- 7. Ngủ quên và điện thoại ở trước ngực
- 8. Để dưới đất là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm
- 9. Bỏ điện thoại trong tủ lạnh
- 10. Tuyệt đối không để smartphone trong cốp xe bởi đây là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm nhất
Ngay từ khi Smartphone ra đời thì tuyệt nhiên nó trở thành công cụ không thể thiếu đặc biệt là khách hàng hiện đại. Lợi ích của chúng rất nhiều nhưng cũng nên xem xét lại những vị trí đặt để điện thoại bên mình và 10 vị trí để điện thoại gây nguy hiểm cần tránh
1. Túi quần sau là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm
Nghe có vẻ là rất tiện khi chỉ cần nhét “dế yêu” vào túi quần sau. Tuy nhiên, cách cất giữ này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm. Màn hình điện thoại rất dễ bị vỡ bởi rất nhiều khách hàng có thói quen ngồi xuống nhưng quên mất rằng điện thoại mình đang để ở túi quần sau.
Để điện thoại ở túi quần sau là vị trí gây nguy hiểm đặc biệt là nam giới
Hơn thế nữa việc ngồi với điện thoại sau túi quần gây ra tình trạng không tốt cho cột sống, ảnh hưởng đến chất lượng tinh trùng (đối với nam giới), có hại đến vùng xương chậu và có khả năng gây ung thư. Chưa hết, nó còn tạo cơ hội cho những tên trộm lấy đi điện thoại mà chúng ta rất khó để phát hiện.
2. Bỏ điện thoại trong đồ lót
Để điện thoại trong đồ lót sẽ gây hại cho làn da của bạn
Đặc biệt là các bạn nữ, việc làm này sẽ giải quyết được tình trạng đi ra ngoài mà mang quần áo không có túi. Nghe thì cũng khá là thuận tiện nhưng việc làm này vô tình tạo điều kiện cho vi khuẩn trên điện thoại dễ dàng lây lan trên da. Đây cũng là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm cho da mà chúng ta cũng nên tránh
3. Để điện thoại quá gần người
Chúng ta hay có thói quen hay để điện thoại quá gần người trong lúc ngủ. Đây là vấn đề có thể sẽ rất nhiều người biết nhưng không mấy ai có thể làm được. Vốn dĩ, điện thoại có rất nhiều sóng bức xạ như sóng wifi, 4g…. Khi để điện thoại quá gần người hay đặt dưới gối lâu ngày sẽ xảy ra tình trạng đau đầu, chóng mặt gây suy giảm trí nhớ. Đây là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm cần tránh để bảo vệ sức khoẻ.
Để điện thoại quá gần khi ngủ lâu dần sẽ ảnh hưởng thần kinh gây suy giảm trí nhớ
Một số bạn còn có thói quen đặt dưới gối hay bên cạnh đầu để có thể nghe tiếng báo thức rõ hơn vào mỗi buổi sáng. Việc làm này không tốt về mặt vệ sinh khi mà vi khuẩn cư trú ở điện thoại sẽ làm bẩn gối, gây ảnh hưởng sức khoẻ của chúng ta.
4. WC là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm cho sức khoẻ
Sử dụng điện thoại trong wc khiến cho smartphone bị nhiễm vi khuẩn
Đây là trường hợp hầu như bạn trẻ nào cũng mắc phải. Chúng ta thường mang điện thoại để đọc báo lướt Web hay nhạc khi đi wc. Nhưng trên thực tế, việc này là không nên bởi phòng vệ sinh là nơi tồn tại rất nhiều vi khuẩn. Sau khi đại tiện xong hành động xả nước có thể khiến vi khuẩn hay vi rút gât bệnh từ bồn rửa tay hay wc bay vào không khí. Bất kì thứ gì xung quanh trong vòng gần 1 mét đều có thể nhiễm vi khuẩn, virut. Hãy thử nghĩ mỗi lần đi wc như thế thì “dế yêu” của chúng ta sẽ có bao nhiêu vi khuẩn bám vào.
5. Sử dụng smartphone trong điều kiện thời tiết cực đoan
Không nên sử dụng smartphone trong điều kiện thời tiết cực đoan
Dù thiết bị của bạn là những chiếc smartphone đời mới, các hãng đều khuyên không nên sử dụng thiết bị trong điều kiện thời tiết quá nóng hay quá lạnh. Việc sử dụng như thế lập tức gây ảnh hưởng đến những linh kiện bên trong. Nếu smartphone của bạn đời cũ thì có thể xảy ra hiện tượng phồng pin, khả năng cháy nổ sẽ xảy ra rất cao.
6. Đặt trong nôi của em bé là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm
Tuyệt đối cẩn trọng khi để điện thoại trong xe đẩy em bé
Đây là vị trí để điện thoại cực kì nguy hiểm mà các bậc phụ huynh cần tránh. Hầu như những bà mẹ bỉm sữa cứ nhớ nhớ quên quên ném điện thoại của mình vào xe đẩy em bé khi đi dạo mà không ngờ được hậu quả sau này. Hãy thận trọng xem xét lại vấn đề này bởi những chiếc smartphone có thể gây rắc rối cho con em chúng ta sau này có thể nhắc đến chứng tăng động, tự kỉ hay rối loạn giảm chú ý, chậm phát triển.
7. Ngủ quên và điện thoại ở trước ngực
Không nên để điện thoại trước ngực bởi rất dễ gây rối loạn nội tiết
Rất nhiều bạn trẻ có thói quen để smartphone trước bụng hoặc ngực khi ngủ vì thói quen lười cất. Tuy nhiên đây là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm khá nhiều đến sức khoẻ. Khoa học đã chứng minh được rằng những người có thói quen này trong thời gian dài đều ảnh hưởng không tốt đến tim và hệ nội tiết. Điện thoại tuy lúc đó không hoạt động nhưng vẫn phát ra luồng bức xạ, đủ để gây ra rối loạn nội tiết, dễ thấy nhất là rối loạn kinh nguyệt ở phụ nữ.
8. Để dưới đất là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm
Để điện thoại bừa bãi dưới đất sẽ không đảm bảo vệ sinh cho chiếc điện thoại, hãy đặt chúng ở nhưng nơi sạch sẽ, cao ráo như trên bàn. Ngoài ra, nhiều người đi lại mà không để ý điện thoại dưới chân, dẫm phải thì vô tình sẽ làm vỡ màn hình gây nguy hiểm.
9. Bỏ điện thoại trong tủ lạnh
Cho điện thoại vào tủ lạnh để tản nhiệt cũng là cách hay
Rất nhiều người sử dụng phương pháp này để mát điện thoại khi tăng cao. Điều nay sẽ thật sự hợp lý nếu smartphone của bạn có khả năng chống nước.
10. Tuyệt đối không để smartphone trong cốp xe bởi đây là vị trí để điện thoại gây nguy hiểm nhất
Cốp xe là nơi để điện thoại cực kì nguy hiểm
Việc bỏ các smartphone trong cốp xe nói riêng hay thiết bị điện tử nói chung rất nguy hiểm. Pin điện thoại rất nhaỵ cảm với nhiệt độ nóng cộng thêm hơi xăng nếu bạn đang đổ xăng. Đây là một trong những nguyên ngân gây cháy nổ rất cao.
Bên trên là 10 vị trí để điện thoại gây nguy hiểm bạn nên tránh. Không thể phủ nhận được những gì mà smartphone mang lại nhưng hãy tập thói quen không nên sử dụng điện thoại bên người quá lâu, thay vào đó hãy dành thời gian tập thể dục và thư giãn đầu óc để sức khoẻ ngày một tốt hơn nhé!
Xem thêm:
- 5 cách đẩy nước ra khỏi loa ngoài iPhone cực dễ
- Cách cấp cứu iPhone bị vào nước
- 4 mẹo hay để bảo quản dây sạc điện thoại
Viện Di Động